[2020] Phương pháp điều trị viêm nang lông vùng kín nữ hiệu quả dứt điểm

Đánh giá post

Viêm nang lông vùng kín ở nữ giới gây ra khó chịu và đau đớn. Rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải hội chứng này do những hiểu biết sai lầm về các vệ sinh vùng kín và xung quanh vùng kín.

Trong bài viết này, Foelliekorea xin được gửi đến các chị em phụ nữ những thông tin hữu ích về Viêm nang lông vùng kín và cách điều trị hiệu quả nhất.

Viêm nang lông vùng kín nữ giới là bệnh gì?

Viêm nang lông có thể xảy ra ở trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, trong đó có cả viêm nang lông ở vùng kín. Viêm nang lông là hiện tượng viêm nhiễm ở lỗ chân gây ra sưng tấy. Viêm có thể chỉ xảy ra ở một số nang lông hoặc cùng viêm nhiều nang lông.

Viêm nang lông ở cơ quan sinh dục còn được gọi là viêm nang lông mu. Biểu hiện khi bị viêm nang lông là người bệnh sẽ thấy có một số nốt mụn nhỏ nổi lên ở vùng nang lông. Tuy viêm nang lông ở vùng kín không gây ra nguy hiểm nhưng bệnh gây ra nhiều e ngại về tâm lý.

Viêm nang lông là hiện tượng viêm nhiễm ở lỗ chân gây ra sưng tấy.
Viêm nang lông là hiện tượng viêm nhiễm ở lỗ chân gây ra sưng tấy.

Cấu tạo và vị trí của lông vùng kín (lông mu)

Vị trí của lông mu:

  • Lông mu là loại lông hình thành và phát triển ở phần gò xương mu.
  • Ở nam giới, lông mu mọc ở phần gốc dương vật, còn đối với nữ giới thì lông mu mọc phía trên của âm hộ. Ở cả nữ giới và nam giới, lông mu thường phát triển trong giai đoạn dậy thì.
  • Lông mu có đặc điểm ngắn và có màu đen sẫm. Lông mu có thể mọc thưa hoặc rậm, thậm chí là không mọc tùy thuộc vào kiểu gen và yếu tố hormone của người đó.

Cấu tạo của lông mu: Lông mu có cấu tạo gồm 3 phần là phần nằm trên thượng bì da, phần mọc xuyên qua lớp thượng bì và phần nằm trong chân bì. Nang lông bao bọc xung quanh rễ lông mu. Cấu tạo của mỗi nang gồm gồm:

  • Miệng nang lông.
  • Cổ nang lông.
  • Bao nang lông.

Chức năng của lông mu:

  • Bình thường trong quá trình sinh hoạt và vận động, vùng kín dễ bị tổn thương do cọ xát với quần áo, nhờ có lông mu mà vùng nhạy cảm được hạn chế thương tổn.
  • Lông mu được ví như một hàng rào bảo vệ, giúp những nếp gấp ở da vùng kín không dính vào với nhau. Lông mu còn ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn. Qua đó hỗ trợ hạn chế nguy cơ mắc những bệnh vùng nhạy cảm như nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Vào mùa lạnh, lông mu giúp cho vùng kín duy trì nhiệt độ ở mức ổn định. Vào mùa hè, vùng kín được giảm nhiệt độ và làm mát nhờ hệ thống những tuyến nội tiết dưới da đã tiết chất dầu.
  • Da vùng kín vô cùng dễ bị tổn thương và rất nhạy cảm, nhờ có lông mu mà khi quan hệ tình dục hay tác động mạnh vùng kín sẽ được giảm lực ma sát, tránh thương tổn.
  • Hệ thống tuyến tiết của lông mu tiết ra chất pheromone, chất này có tác dụng thu hút và hấp dẫn người khác giới.
Viêm nang lông ở cơ quan sinh dục còn được gọi là viêm nang lông mu.
Viêm nang lông ở cơ quan sinh dục còn được gọi là viêm nang lông mu.

Nguyên nhân gây ra viêm nang lông vùng kín phụ nữ

Nguyên nhân gây viêm nang lông ở vùng kín phụ nữ có thể do:

Nhiễm trùng: Tác nhân có thể do vi khuẩn, nấm hoặc virus. Đặc biệt là do tụ cầu khuẩn staphylococcus.

Sợi lông mọc ngược:

  • Khi có sợi lông mọc ngược thì các nang có thể bị nhiễm ban đầu hoặc do tế bào chết hay mồ hôi làm các nang bị tắc nghẽn.
  • Ở những vị trí thường xuyên cạo hoặc vùng cơ thể có lông cứng thường phổ biến bị viêm nang lông sinh dục. Vùng kín có nguy cơ bị viêm nang lông cao hơn những vị trí khác trên cơ thể do vùng kín có da nhạy cảm và lông ở vị trí này thường thô hơn.
  • Vi khuẩn sẽ có cơ hội thuận lợi để tấn công vùng kín nếu phụ nữ sử dụng quá nhiều những sản phẩm tẩy lông hoặc sử dụng lao cạo.

Quần áo chật: Tập thể dục, vận động mạnh làm tăng ma sát giữa quấn áo và da. Lực ma sát này kết hợp với mồ hôi sẽ là môi trường vô cùng lý tưởng cho viêm nang lông hình thành.

Bồn tắm nước nóng bẩn:

  • Vi khuẩn thường phát triển mạnh trong nước ấm nóng. Sau khi quan hệ cần vệ sinh sạch sẽ xung quanh âm đạo và khu vực giữa hai chân. Việc làm này có tác dụng làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng nang lông sau khi sử dụng bồn nước nóng.
  • Ở một số phụ nữ, nồng độ hormon bị thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nang lông.
Mặc quần chật gây viêm nang lông vùng kín
Mặc quần chật gây viêm nang lông vùng kín

Triệu chứng viêm nang lông vùng kín

Viêm nang lông vùng kín có triệu chứng điển hình là mọc mụn nhọt ở trong đùi, môi âm hộ và gò mu của phụ nữ. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa mụn viêm nang lông và mụn trứng cá. Triệu chứng của viêm nang lông điển hình như:

  • Da ngứa, đau và rát.
  • Xuất hiện mụn mủ và mụn nước vỡ ra.
  • Những cụm mụn nhỏ màu đỏ hoặc màu trắng mọc xung quanh vùng nang lông.
  • Xuất hiện các khối sưng hoặc các vết lớn.

Cách điều trị viêm nang lông vùng kín triệt để

Sử dụng thuốc bôi trị viêm nang lông tại nhà: Nếu bệnh nhẹ thì chỉ cần điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc sát khuẩn tại chỗ. Còn đối với trường hợp bệnh nặng kèm theo những biến chứng thì cần điều trị bằng thuốc kháng sinh đường toàn thân.

Điều trị ngoại khoa:

  • Tiểu phẫu: nếu bệnh đã biến chứng thành áp xe hoặc nhọt, bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ chỉ định dẫn lưu bằng một đường rạch nhỏ. Thut thuật này có tác dụng hạn chế cảm giác đau và tăng tốc độ hồi phục. Nếu trong trường hợp vẫn tiếp tục bị chảy mủ thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng băng gạc để che phủ khu vực này.
  • Triệt lông bằng laser: đây là biện pháp điều trị cuối cùng sau khi các phương pháp khác đã bị thất bại. Nhằm hạn chế sự tái phát của bệnh có thể sử dụng ánh sáng IPL hoặc triệt lông bằng tia laser. Biện pháp triệt lông bằng laser này có nhược điểm là phải thực hiện điều trị nhiều lần và khá tốn kém. Nhờ biện pháp này mà mật độ của lông ở khu vực điều trị được giảm bớt. Biện pháp này có một số tác dụng phụ như herpes hoặc da bị đổi màu.
Sử dụng thuốc bôi trị viêm nang lông tại nhà
Sử dụng thuốc bôi trị viêm nang lông tại nhà

Các câu hỏi thường gặp về viêm nang lông vùng kín

Phòng ngừa bệnh viêm nang lông vùng kín như thế nào?

Vệ sinh sạch sẽ và đúng cách ở vùng kín: hạn chế tình trạng nhiễm trùng lông mu bằng nước ấm hoặc xà phòng nhẹ.

Thường xuyên thay khăn tắm và tuyệt đối không sử dụng chung khăn tắm để tránh tích tụ vi khuẩn. Đặc biệt là ở nữ giới khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Bởi nội tiết tố bị thay đổi sẽ làm cho da vùng kín nhạy cảm hơn và dễ bị nhiễm trùng ở nang lông.

Sau khi cạo lông cần bôi kem dưỡng, trước khi cạo lông thì cần vệ sinh vùng da. Một số phương pháp có thể thay thế biện pháp cạo lông như tẩy lông bằng laser hoặc dùng gel tẩy lông.

Viêm nang lông vùng kín có nguy hiểm không và có lây không?

Viêm nang lông vùng kín nữ không thuộc bệnh lý nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được chữa trị đúng cách. Để tránh các ảnh hưởng tiêu cực đến da thì người bệnh không nên chủ quan mà nên điều trị sớm. Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, người bệnh nên phối hợp điều trị với một số phương pháp phòng ngừa theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh viêm nang lông ít khi bị lây nhiễm. Nhưng nếu sử dụng chung khăn tắm, dao cạo râu, tiếp xúc trực tiếp,.. có chứa tác nhân là vi khuẩn như trực khuẩn, tụ cầu vàng, virus herpes simplex  hoặc trực khuẩn mủ xanh thì bệnh viêm nang lông có thể sẽ bị lây nhiễm.

Khi mang thai bị viêm nang lông vùng kín có sao không?

Trong quá trình thai kỳ, viêm nang lông có thể xảy ra ở các mẹ bầu. Viêm nang lông khi có thai là bệnh lý về da lành tính đối với thai. Tuy nhiên khi mang thai, bênh viêm nang lông khá hiếm gặp phải (tỷ lệ chỉ khoảng 1/3000 ca).

Theo thống kê báo cáo thì chưa ghi nhận trường hợp bênh viêm nang lông nào ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu.

Điều trị viêm nang lông bao lâu thì khỏi?

Bệnh viêm nang lông có thể sẽ được điều trị khỏi nhưng rất dễ bị tái phát nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ đúng cách. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh và cơ địa từng người mà thời gian điều trị bệnh mỗi người là khác nhau.

Điều trị viêm nang lông bao lâu thì khỏi?
Điều trị viêm nang lông bao lâu thì khỏi?

Xem thêm: Viêm cổ tử cung | Nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị hiệu quả

Ngày viết:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *