[Hướng dẫn] Cách xông lá trầu không chữa bệnh viêm phụ khoa hiệu quả

Các chị em phụ nữ thường phải đau đầu khi gặp các vấn đề về phụ khoa. Bệnh phụ khoa là khi mà “cô bé” của chị em bị viêm nhiễm do các nguyên nhân như: vệ sinh không sạch sẽ, các tác nhân gây bệnh: virus, vi khuẩn, nấm, trùng roi,…

Điều này sẽ gây ra những khó chịu ở vùng kín, các chị em sẽ cảm thấy ngứa ngáy vô cùng. Nhiều người còn rửa rất mạnh, khiến “cô bé” trở nên đau rát, sưng đỏ. Những bệnh vùng kín chị em thường hay mắc phải có thể kể đến như viêm âm đạo, viên vùng chậu, viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo,…

Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và việc sinh sau này, thậm chí có thể gây vô sinh.

Trong bài viết này, Foelliekorea xin gửi đến các bạn độc giả những thông tin về Cách xông lá trầu không chữa bệnh viêm phụ khoa.

Lá trầu không là gì?

Cây trầu không (tên khoa học là piper betle). Cây trầu không còn có một số tên gọi khác như thổ lâu đằng, trầu cây, thược tương, trầu lương,..

Xét về phương diện sinh học, trầu không thuộc lại loài thân mềm, leo bám vào các cành cây hình trụ, có các khía dọc bén rễ vào mấu và nhẵn. Bình thường, lá trầu không mang hình trái tim tròn, hai mặt lá đều nhẵn, gốc đôi hơi lệch so với đầu nhọn và lá trầu không thường mọc so le với nhau. Ở bên dưới mặt lá có nhiều gân nổi rõ và lá trầu không có màu xanh sẫm bóng.

Ở cuống lá trầu không xuất hiện nhiều bẹ kéo dài. Vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8, ở những kẽ lá trầu sẽ mọc những bông hoa ngắn. Quả trầu không tròn, mọng và có lông ở đỉnh. Cây trầu không chứa tinh dầu thơm và không có vị cay.

Nguồn gốc của cây trầu không xuất phát từ các nước vùng Đông Nam Á, mọc nhiều ở các quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Sỉ Laka, Malaysia. Cây thường phát triển mạnh nhất vào mùa mưa, điều kiện thuận lợi để cây trưởng thành là môi trường ưa sáng và ưa ẩm.

Các thành phần có trong cây trầu không khá phong phú.

  • Thành phần chủ yếu của cây là nước.
  • Bên cạnh đó, cây trầu không còn chứa một số thành phần quan trọng như tinh dầu, đường, acid ascorbic, các vitamin nhóm B và caroten.
  • Cây trầu không còn được cấu tạo từ một số thành phần chiếm tỷ lệ nhỏ như: protein, chất béo, chất vô cơ, carbohydrate, chất xơ, canxi, photpho, methyl pyrol hoặc piper betle A và B.

Do cây trầu không được cấu tạo từ nhiều thành phần nên cây cũng mang rất nhiều công dụng hữu ích khác nhau đối với sức khỏe của con người. Từ ngàn xưa, cả Đông y và Tây y cũng đều công nhận các tác dụng chữa bệnh hiệu quả và lá trầu không đã là loại dược liệu vô cùng phổ biến.

Lá trầu không có tác dụng gì?
Lá trầu không có tác dụng gì?

Lá trầu không có rất nhiều tác dụng do có lá trầu có tính tiêu viêm sát khuẩn tốt. Một số tác dụng của lá trầu không:

  • Điều trị vết thương: do tính kháng viêm và kháng khuẩn tốt nên lá trầu không sử dụng để điều trị vết thương rất tốt.
  • Điều trị khó tiêu.
  • Điều trị hôi miệng: miệng sẽ tiết ra nhiều nước bọt hơn nếu nhai lá trầu không. Sự phát triển của vi khuẩn sẽ bị ức chế bởi nước bọt tiết ra, qua đó làm giảm và kìm hãm vi khuẩn.
  • Điều trị phụ khoa: bệnh phụ khoa cũng có thể được dùng lá trầu không để điều trị, bởi lá trầu không có tính sát trùng và kháng viêm hiệu quả.
  • Điều trị bệnh trĩ: điều trị bệnh trĩ bằng lá trầu không thì phương pháp hiệu quả nhất là xông.
  • Điều trị viêm phế quản.
  • Điều trị hôi nách: nếu bị tiết ra nhiều mồ hôi ở vùng nách, bạn hãy giã nhỏ lá trầu không rồi lấy nước đó thoa đều lên nách.

Xông lá trầu không có tác dụng gì?

Xông lá trầu chữa bệnh trĩ

Xông lá trầu chữa bệnh trĩ là biện pháp dân gian và được rất nhiều áp dụng.

Chuẩn bị nguyên liệu: 7 quả bồ kết, 7 lá trầu không, 1 quả cau và 7 hạt gấc.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu và để ráo nước.
  • Tiếp theo, bạn hãy giã nhỏ lá trầu không, bồ kết và hạt gấc và mối.
  • Lấy quả cau cắt nhỏ thành từng miếng nhỏ.
  • Sau đó bạn lấy hết những thành phần đã xử lý trên đổ vào nồi nước (1.5 lít nước) và đun sôi (để sôi thêm 5 phút).
  • Cuối cùng, vào mỗi tối trước khi đi ngủ hãy dùng nước này xông vùng hậu môn.

Xông lá trầu không chữa bệnh phụ khoa

Lá trầu không có tính kháng viêm, kháng khuẩn cực tốt, vì thế lá trầu giúp điều trị những bệnh nhiễm phụ khoa, ức chế sự phát triển và xâm nhập của vi khuẩn, hỗ trợ cho vùng kín không có mùi hôi và khô thoáng.

Xông lá trầu không làm se khít ấm đạo

Sau khi sinh, nhiều phụ nữ đã áp dụng xông lá trầu không nhằm se khít âm đạo. Trong lá trầu không giàu chất xơ, chất tái tạo tế bào, chất có khả năng khử trùng và trị thâm.

Cách xông lá trầu giúp se khít âm đạo: chuẩn bị chanh và lá trầu không đã được rửa sạch, sau đó đun (đun sôi khoảng 5 đến 10 phút) với một ít muối. Tiếp theo, đợi nước bớt nóng rồi bạn mới xông. Bạn cũng có thể sử dụng nước xông đã nguội để rửa vùng kín.

Xông lá trầu không làm se khít ấm đạo
Xông lá trầu không làm se khít ấm đạo

Hướng dẫn cách xông lá trầu không trị viêm nhiễm phụ khoa

Các bước xông lá trầu không nhằm tiêu diệt vi khuẩn ở vùng kín:

  • Bước 1: lựa chọn 4 đến 6 lá trầu không lành, không bị rách, sâu. Đun lá trầu không đã rửa sạch với một lượng nước vừa đủ.
  • Bước 2: để tăng nhiệt độ sôi của nước, bạn có thể cho thêm một ít muối, muối cũng làm cho quá trình bay hơi tinh dầu dễ dàng hơn.
  • Bước 3: bạn nên đun sôi trong khoảng 5 phút. Để hạn chế sự bay hơi mất tinh dầu, bạn nên đậy kín vung nồi.
  • Bước 4: trước khi xông cần để nước nguội một chút.
  • Bước 5: dùng nước lau rửa vùng kín giúp diệt khuẩn.

Xem thêm: B.S Thái Hà chia sẻ cách Xông lá trầu sau sinh se khít vùng kín và làm hồng da mặt

Những điều cần lưu ý khi xông lá trầu không

  • Bạn nên rửa vùng kín bằng nước sau đó mới xông lá trầu không để làm se khít âm đạo.
  • Bạn không cần thiết vệ sinh vùng kín quá sạch sẽ trước khi xông lá trầu không điều trị bệnh phụ khoa. Bởi sau khi xông, rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh sẽ bị tiêu diệt.
  • Trong khi đợi nước xông nguội hơn, bạn không nên mở nắp vung bởi làm như thế sẽ gây ra tình trạng tinh dầu bị bay hơi ra ngoài.
  • Để tránh bị nhiễm lạnh sau khi xông, bạn không nên xông quá lâu. Bạn nên xông khoảng 15 phút-khoảng thời gian nước còn đủ hơi nóng.
  • Khi cơ thể thấy mệt mỏi hoặc sau khi ăn no thì bạn không nên xông. Cần nhanh chóng đến cơ sở y tế nếu thấy dấu hiệu lạ để được kịp thời điều trị.
  • Bạn có thể xông từ 2 đến 3 lần trong 1 tuần, tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh. Hoặc mỗi ngày bạn có thể xông 1 lần.
  • Vùng kín có thể bị tổn thương nếu bạn để nước quá nóng quá gần vào vùng kín.
  • Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến lỗ chân lông và hệ mạch, bạn không nên tắm ngay sau khi xông xong. Thời gian phù hợp nhất để tắm là khoảng 1 giờ sau khi xông. Bạn nên tắm rửa sạch sẽ mùi của lá trầu không và tinh dầu còn sót lại trên cơ thể.
  • Ngoài ra bạn nên đến các phòng khám phụ khoa chất lượng để gặp bác sĩ nếu quá trình xông trầu không không đạt hiệu quả.
Vùng kín có thể bị tổn thương nếu bạn để nước quá nóng quá gần vào vùng kín.
Vùng kín có thể bị tổn thương nếu bạn để nước quá nóng quá gần vào vùng kín.

Đánh giá hiệu quả xông lá trầu không chữa bệnh phụ khoa

Hiện nay, toàn bộ những thông tin áp dụng lá trầu không trong quá trình điều trị bệnh phụ khoa đều phụ thuộc vào kinh nghiệm truyền từ đời xưa để lại của dân gian. Các phương pháp này chưa được nghiên cứu hay kiểm chứng bởi khoa học về tác dụng hiệu quả.

Mặc dù vậy, biện pháp sử dụng lá trầu không để điều trị bệnh phụ khoa ở chị em phụ nữ có kết quả rất tích cực. Sau khi áp dụng phương pháp này, vùng kín không còn cảm giác khô ráo, khó chịu và xuất hiện mùi hôi.

Bạn nên tham khảo của bác sĩ phụ khoa nếu sử dụng lá trầu không để điều trị phối hợp với điều trị viêm nhiễm phụ khoa. Nếu bác sĩ đánh giá rằng biện pháp dân gian đó không phù hợp với sức khỏe của bạn thì bạn không nên tự ý sử dụng.

Điều trị bệnh phụ khoa bằng xông lá trầu không là kinh nghiệm truyền từ đời xưa để lại của dân gian
Điều trị bệnh phụ khoa bằng xông lá trầu không là kinh nghiệm truyền từ đời xưa để lại của dân gian

Có nên xông lá trầu không sau sinh?

Sau khi sinh, các bà mẹ sẽ khá mất sức và mệt mỏi. Cần phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng vài ngày, tăng cường ăn uống đầy đủ dưỡng chất để có sữa cho con, ngoài ra còn bồi bổ sức khỏe cho bản thân. Tầm 5 – 7 ngày là gần như các mẹ đã bình thường trở lại.

Trong các trường hợp sinh mổ, mẹ cần nghỉ ngơi 7 đến 10 ngày, đợi cho vết mổ được lành hẳn rồi mới thực hiện xông hơi. Bạn cũng không nên quá lạm dụng xông lá trầu không.

Ban đầu, mỗi tuần chỉ nên xông 1 lần sau đó tăng dần để cơ thể có thể phục hồi hoàn toàn. Qua đó, vùng kín vừa tránh vi khuẩn nhiễm bệnh, vừa sạch sẽ và có tốc độ hồi phục tốt nhất.

Xông lá trầu không có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đối với mẹ bầu, tình trạng nhiễm trùng âm đạo là hiện tượng khó mà tránh khỏi. Tuy nhiên, thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi các phương pháp điều trị.

Chính vì thế mà các mẹ thường bận tâm đến việc lựa chọn biện pháp nào, sao cho an toàn và hiệu quả nhất cho cả bé và mẹ. Nhiều chị em đã nghĩ đến phương pháp xông lá trầu không trị viêm nhiễm phụ khoa.

Thai nhi hoàn toàn không bị ảnh hưởng nếu xông lá trầu nhằm trị viêm nhiễm vùng kín, trị ngứa. Do đó, các mẹ có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp này để được điều trị hiệu quả và an toàn. Lưu ý rằng trước khi áp dụng biện pháp này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ phụ khoa.

Có nên xông lá trầu không sau sinh?
Có nên xông lá trầu không sau sinh?

Trên đây là một số thông tin về cách xông lá trầu không chữa bệnh viêm phụ khoa ở các chị em phụ nữ. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích, giúp các chị em có thể tự tin, thoải mái thể hiện bản thân.

Xem thêm: Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không khỏi hẳn tại nhà

Xem thêm: Vệ sinh vùng kín bằng lá chè xanh giúp trị ngứa | Bà bầu làm được không?

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *